Đờn Ca Tài Tử Bến Tre
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Soạn giả : Nhị Kiều

Go down

Soạn giả : Nhị Kiều  Empty Soạn giả : Nhị Kiều

Bài gửi by Admin Tue Mar 29, 2016 12:41 pm

Từ cô gái quê theo đoàn hát vì mê kép cải lương rồi trở thành soạn giả lừng danh như một duyên nghiệp

Theo soạn giả Nguyễn Phương, nữ soạn giả có nhiều kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác phải kể đến Nhị Kiều. Hơn 40 năm làm nghệ thuật, nữ soạn giả Nhị Kiều đã để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị. Bà được mệnh danh là “nữ tướng không già” khi sáng tác không ngừng nghỉ và viết bất cứ lúc nào với bút pháp trẻ trung, trái tim giàu cảm xúc cho đến khi lìa đời.

Yêu thần tượng nên làm soạn giả

Xuất thân là cô gái quê có nhan sắc ở tỉnh Bến Tre, Minh Nguyệt đến với nghệ thuật cải lương bắt đầu từ chuyện mê kép hát. NSND Kim Cương kể: “Năm 1954 - 1955, Đoàn hát Việt Kịch Năm Châu xuống lưu diễn tại tỉnh Bến Tre, hát ở cù lao Minh, cù lao Bảo, qua các quận Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Khâu Băng… Có một cô gái đẹp ở Mỏ Cày theo chân đoàn hát, thường xuyên đến xem vì ái mộ kép hát Tám Vân, người đóng vai Duy Bạt trong tuồng Gió ngược chiều. Nghệ sĩ Tám Vân xúc động trước tình cảm đó nên đã kết nghĩa trăm năm với cô. Cô gái đó tên là Minh Nguyệt và Cô Nguyệt là bút danh những ngày đầu sáng tác của Nhị Kiều. Bà theo chồng không chỉ vì muốn xem thần tượng nghệ thuật của mình hát mà còn muốn ông phải ca, ngâm, diễn xuất những tác phẩm do chính bà viết ra. Với ý chí của mình, bà tự học cách soạn tuồng, cách viết và ca cổ nhạc. Từ đó, giới sân khấu cải lương có một nữ soạn giả tài hoa, được mệnh danh là nữ tướng không già”.

Bà còn là người có tài viết rất nhanh. Thời cải lương hưng thịnh, bà đến phòng thu, ngồi ở bàn viết, bên trong nghệ sĩ thu âm, bên ngoài bà sáng tác, có khi trang bản thảo chưa ráo bút, bài ca đã được chuyển đến để nghệ sĩ thu âm tức thì. Khi phong trào làm video cải lương phát triển, bà viết 3 ngày một kịch bản dựa theo tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh. NSƯT Vũ Linh nói: “Vở của má Tám Nhị Kiều viết thì khỏi chê, bài ca đâu ra đó, tâm trạng và cảm xúc dạt dào”.

Bút pháp của bà tinh tế, giàu cảm xúc như phân tích của NSND Ngọc Giàu: “Bà viết cho tình yêu và nhịp đập trái tim mình nên mạch văn giàu nỗi niềm, dễ gieo cảm xúc vào lòng người ca, người nghe. Trái tim bà không già bởi những câu vọng cổ bà viết ngày nay nghe lại vẫn thấy nguyên vẹn một trái tim yêu. Các vở: Thanh Xà - Bạch Xà, Gánh hàng hoa, Cung thương sầu giọt đắng, Hoa cẩm chướng, Huyền thoại một chuyện tình, Giọt mưa thu, Lỡ chuyến đò thương, Vết thương kỷ niệm, Vị đắng lá sầu đâu, Trăng nước Lạc Dương Thành, Người khách thương hồ, Nửa đêm chợt tỉnh, Lòng người bạc đen… nghe da diết, chất chứa biết bao điều nhân nghĩa”.

Ham học, mê đọc

Hơn 80 tuổi, bà vẫn còn mê đọc sách. Thú vui của bà là đọc sách cho ông xã nghe khi nghệ sĩ Tám Vân không còn nhìn rõ mặt chữ. “Từ những trang sách đó, bà học cách viết, cách sử dụng văn chương cho từng trang bản thảo kịch bản của mình” - NSƯT Diệu Hiền kể.

Với đức tính ham học, bà luôn nuôi ý nguyện xây dựng nhiều kịch bản hay cho nghề viết của mình. Nhờ kiến thức này mà nhiều soạn giả đồng nghiệp đã chọn bà để hợp soạn những kịch bản cải lương. Soạn giả Nguyễn Phương cho hay: “Có bàn tay của chị Nhị Kiều nhúng vào, những trang bản thảo của chúng tôi trở nên mềm mại, nhất là những lời ca và câu thoại của các nhân vật nữ”.

Phần lớn sáng tác của soạn giả Nhị Kiều được xây dựng theo mạch cảm xúc có hậu như thể loại tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Nhiều bài ca và vọng cổ, lời đối thoại các nhân vật được diễn tả thong dong, dễ hiểu và bộc lộ hết nội tâm của nhân vật trong kịch bản của bà.

Trong 40 năm theo nghiệp sáng tác kịch bản sân khấu cải lương, bà đã gặt hái nhiều thành công và không vấp phải thất bại nào. Sau này, trong chương trình Những cánh chim không mỏi do Đài Truyền hình TP HCM tổ chức để tôn vinh bà và nghệ sĩ Tám Vân, bà đã nói về kinh nghiệm sáng tác của mình: “Bản thân soạn giả dù lớn tuổi cũng phải học để đạt được sự hội nhập cần thiết. Tôi không cho phép ngòi bút mình già cỗi nên vẫn cố mà học”.

Bà được xem là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và cũng là một soạn giả cao niên minh mẫn cho đến khi lìa đời vào năm 2010, thọ 90 tuổi.
Soạn giả : Nhị Kiều  8-9nhi-ca287


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 29/03/2016

https://doncataitubentre.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết